Hình ảnh những chú chó bị ong đốt không hiếm gặp trên mạng xã hội. Chúng thực sự rất hài hước và thú vị. Tuy nhiên tình trạng này cũng tiềm ẩn không ít nguy hiểm đối với sức khỏe của thú cưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Do đó trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn chủ nuôi những dấu hiệu cần biết và biện pháp xử lý khi cún cưng bị ong đốt hiệu quả nhất.
Những dấu hiệu điển hình cho thấy chó bị ong đốt
Những chú chó rất tinh nghịch, hiếu động. Do đó hầu hết các bé đều thích chạy nhảy và vui chơi bên ngoài hơn là ở trong nhà. Đặc biệt chúng lại có xu hướng thích chui vào những nơi rậm rạp để săn các loài côn trùng nhỏ.
Đó chính là lý do chúng ta thường thấy chó chui vào các bụi rậm, lùm cây và những khóm hoa màu sắc rực rỡ để đuổi theo các loài bò sát, công trùng, ong bướm,… Điều này vô tình khiến những chú ong bị đe dọa và chúng sẽ cảnh giác, tấn công ngược lại.
Sau đây là một số biểu hiện cho thấy chú chó của bạn đã bị ong đốt:
- Nơi bị đốt sẽ sưng to lên thấy rõ.
- Chó có biểu hiện đau đớn, khó chịu, ngứa ngáy, sủa, rên kéo dài và đưa chân lên gãi liên tục vào chỗ bị đốt. Kèm theo đó là biểu hiện mệt mỏi, mất sức, thở nặng nhọc.
- Nếu bị đốt vào chân sẽ khiến chú chó đi khập khiễng, thậm chí là không đi được mà chỉ nằm một chỗ và liếm, cắn liên tục vào nơi bị đốt để giảm bớt cơn ngứa.
- Nếu bị ong đốt ở mặt, mõm, cổ họng hoặc khí quản sẽ rất nguy hiểm. Vết sưng ngày càng to có thể ảnh hưởng đến thị lực và khả năng hô hấp của chú chó.
Thông thường các biểu hiện khi chó bị ong đốt có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Do đó bạn hãy thường xuyên quan sát bé, nhất là khi vừa đi chơi bên ngoài về để phát hiện nhanh những triệu chứng bất thường và có hướng xử lý nhanh, hiệu quả nhất nhé!
Chó bị ong đốt nguy hiểm như thế nào?
Khi bị ong đốt, có rất nhiều nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe của chú chó. Do đó chủ nuôi cần nhanh chóng phát hiện và có các phương án xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho chó cưng của mình.
Một số nguy cơ về sức khỏe có thể xảy ra bao gồm:
- Sưng tấy, đau nhức kéo dài, làm hạn chế khả năng di chuyển và ăn uống của chó.
- Gây ra các kích ứng trên da và lâu dài có nguy cơ lan rộng ra toàn cơ thể.
- Có thể dẫn đến chứng suy hô hấp, nôn mửa, tiêu chảy, chảy nước bọt.
- Dị ứng và đau nhức toàn thân, đau khớp, phát ban kèm theo những cơn sốt kéo dài. Trong trường hợp xấu nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chú chó.
Tùy thuộc vào vị trí bị đốt, thể trạng và sức khỏe của chú chó mà các mức độ nguy hiểm khi chó bị ong đốt cao hay thấp sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, tình trạng này còn phụ thuộc vào loại ong đã đốt bé nữa.
Nếu đó là những con ong không độc thì sẽ rất dễ xử lý và thường không nguy hiểm đến tính mạng, cùng lắm là đau nhức, sưng tấy vài ngày là khỏi. Tuy nhiên nếu đó là những loại ong có độc mạnh như ong vò vẽ, ong bắp cày,…. thì vấn đề lại hoàn toàn khác. Trong một số trường hợp nó có thể gây ra những dị chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng của chó cưng.
Do đó nếu không xác định được loại ong đã đốt cún cưng của bạn thì tốt nhất đừng chủ quan, mà hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở thú y gần nhất để thăm khám kịp thời nhé!
Cách xử lý khi chó bị ong đốt nhanh và hiệu quả nhất
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của chó cưng, ngay khi phát hiện bé bị ong đốt bạn hãy thực hiện các bước sơ cứu như sau:
Xác định chính xác vị trí chó bị ong đốt:
Ngay khi đi chơi bên ngoài về mà thấy chú có có những biểu hiện bất thường như kêu đau đớn và liếm cắn liên tục một vị trí trên cơ thể thì chủ nuôi phải nghĩ ngay đến trường hợp bé bị ong đốt và khẩn trương xác định vị trí có biểu hiện sưng tấy. Đó chính là vị trí có ngòi ong.
Tìm và rút ngòi ong ra nhanh nhất có thể:
Sau khi xác định vị trí chó bị ong đốt xong, hãy nhanh chóng vạch lông để tìm ngòi ong và rút ra nhanh nhất có thể. Tuyệt đối không động chạm và nặn chỗ bị đốt, điều đó sẽ khiến nọc độc phát tán nhanh và gây ra nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Đặc biệt không nên dùng nhíp để gắp mà hãy dùng những mảnh nhựa mỏng hoặc thẻ cứng có góc nhọn để gạt ngòi ong ra theo đường chéo. Thực hiện nhanh tay nhất có thể.
Làm dịu chỗ bị đốt:
Ngay sau khi lấy ngòi ong ra, chủ nuôi cần nhanh chóng tìm một túi đá lạnh, chanh, giấm, mật ong, kem đánh răng hoặc pha baking soda với nước để chườm, rửa chỗ bị đốt.
- Nếu bị ong mật đốt: dùng nước vôi hoặc nước baking soda, mật ong.
- Nếu bị ong vò vẽ đốt: dùng giấm, chanh, nước măng chua.
- Nếu không xác định được loại ong: dùng nước đá để chườm lạnh, kem đánh răng, giấm táo.
Thực hiện liên tục trong vòng 10 – 15 phút đồng thời quan sát tình trạng vết đốt và sức khỏe của chú chó.
Đưa bé đến các trung tâm thú y để được chữa trị nhanh chóng:
Nếu vết sưng không giảm, ngày càng lan rộng và có các biểu hiện dị ứng kèm theo tình trạng chó khó thở, mệt mỏi, đau đớn thì chủ nuôi cần ngay lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ hỗ trợ chữa trị kịp thời.
Những lưu ý để hạn chế tình trạng chó bị ong đốt
Để hạn chế tối đa tình trạng chó bị ong đốt, chủ nuôi hãy lưu ý những điều sau đây:
- Khi cho bé ra ngoài chơi, tốt nhất bạn nên ở một nơi đủ gần để có thể tiện quan sát mọi lúc, mọi nơi và nhanh chóng ứng cứu khi có tình trạng nguy hiểm xuất hiện.
- Trước khi ra ngoài chơi, đừng cho bé tiếp xúc với các mùi hương quá nồng như nước hoa hay sữa tắm hương hoa. Vì loài ong rất dễ bị thu hút bởi những mùi hương này.
- Để chú chó của bạn tránh xa các bụi rậm, nhất là những khóm hoa đang nở vì đó là khu vực có rất nhiều ong. Các chú chó đặc biệt thích những màu sắc sặc sỡ và chơi đùa, đuổi theo ong bướm, côn trùng,… Như thế sẽ khiến con ong cảm thấy bị xâm phạm lãnh thổ, nâng cao cảnh giác và tấn công lại.
- Tốt nhất nên hạn chế cho bé ra ngoài chơi lúc trưa nắng hoặc vào mùa hoa. Vì đây là thời gian hoạt động tích cực của loài ong. Các bạn nên cho cún cưng đi ra ngoài chơi vào buổi sáng hoặc chiều mát là lý tưởng nhất.
Với những chia sẻ trên, hy vọng chủ nuôi đã có những thông tin bổ ích để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nhanh tình trạng chó bị ong đốt.
Chúng ta phải biết rằng, loài ong rất nguy hiểm, do đó đừng thiếu cảnh giác mà hãy luôn chú ý bảo vệ chó cưng khi ra ngoài chơi nhé. Trong trường hợp chó đã bị ong đốt, sau khi thực hiện các sơ cứu, tốt nhất bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám kỹ hơn. Điều này nhằm ngăn ngừa các triệu chứng có thể phát sinh sau này.