Chuột Hamster có các nhiều giống khác nhau đòi hỏi người nuôi nắm rõ cách chăm sóc cho từng loài. Trong bài viết này, PETACY sẽ cùng các bạn tìm hiểu về giống Hamster Nga lùn trắng hay tên tiếng Anh là White Russian Dwarf Hamster.
Hamster Nga lùn trắng có kích thước khá nhỏ thuộc dòng chuột lùn, tính cách hòa đồng, dễ chăm, vì vậy chúng phù hợp làm vật nuôi đặc biệt là thanh thiếu niên và người lớn.
Tổng quan về giống Hamster Nga lùn trắng
- Tên thường gọi: White Russian Dwarf Hamster
- Tên khoa học: Phodopus sung
- Kích thước: 3,5 đến 4 inch
- Tuổi thọ: 1,5 đến 2 năm
- Độ khó: Người mới bắt đầu
Đặc điểm ngoại hình của Hamster lùn Nga
Mặc dù chúng khá giống Hamster Syria (trừ kích thước) và hay bị nhầm lẫn với Hamster Nga Campbell nhưng chúng vẫn có các đặc điểm riêng và độc đáo ở chỗ màu lông của chúng là màu xám đen trên lưng với một lưng dài dọc theo trung tâm của lưng, lông trên bụng màu trắng, vào mùa lông chân của Hamster Nga sẽ bị mờ, lông của chúng sẽ chuyển sang màu trắng tùy thuộc các mức độ khác nhau (một sự thay đổi được kích thích từ sự thay đổi dài ngày của môi trường hay còn gọi là thường biến, khá giống với gấu Bắc Cực) đó cũng là lí do chúng có tên Hamster Nga Lùn Trắng.
Hiện nay, nhờ kỹ thuật lai tạo và chọn giống chúng ta đã tạo ra được các cá thể Hamster Nga lùn trắng có màu sắc khác nhau và hoa văn cũng đa dạng hơn, có 5 loại phổ biến hiện nay khá được ưa chuộng:
- Hamster Nga trắng sóc
- Hamster Nga trắng đỏ
- Hamster Nga trắng màu sữa
- Hamster Nga trắng vàng chanh
- Hamster Nga trắng sọc
Hành vi và tính khí
Hamster Nga lùn trắng nói riêng và Hamster nói chung chủ yếu hoạt động về đêm nhưng cũng có thể hoạt động trong thời gian ngắn trong ngày. Vì chúng nhỏ và rất nhanh nên chúng ta cần phải thật sự chú ý đến chúng và để xa tầm tay trẻ nhỏ.
Không giống như chuột Hamster Syria, chuột Hamster Nga lùn có tính xã hội cao và có thể được nuôi chúng thành cặp, nhưng thường chỉ nên cho chúng bắt cặp khi còn nhỏ. Khi đã trưởng thành, chuột Hamster rất khó làm quen với bạn mới. Đôi khi, chuột Hamster được nuôi cùng nhau từ nhỏ cũng phải tách ra để tránh xung đột.
Nhà ở cho Hamster Nga lùn trắng
Những bé chuột Hamster tí hon này đủ nhỏ để có thể chen giữa các thanh lồng Hamster. Do đó, bể cá là lựa chọn phù hợp hơn nhiều. Kích thước tối thiểu của bể là dài 50cm và rộng 25 cm (tương đương với kích thước của một bể cá). Hãy giữ bể nuôi thông gió (không che đậy), nhưng bạn cần đảm bảo an toàn cho Hamster trước trẻ nhỏ hoặc các vật nuôi khác.
Ngoài ra bạn có thể tái chế các que kem để xây dụng ngôi nhà nhỏ cho bé (tất nhiên phải để nhà trong lồng kính) để Hamster có thể thỏa mãn sự tò mò của mình.
Lót đáy bể bằng một ít vụn hoặc hạt khử mùi. Góc giường ngủ có thể bao gồm vỏ gỗ, giấy vụn hoặc có thể sử dụng các loại giường có sẵn ở các cửa hàng nhưng hãy chắc chắn tránh gỗ aspen, gỗ tuyết tùng hoặc gỗ thông vì chuột Hamster có thể bị dị ứng. Hamster có thể thích chui xuống giường để giữ ấm, đặc biệt là trong mùa đông.
Hamster cần tập thể dục vì thế bánh xe tập thể dục là một vật dụng tuyệt vời và vô cùng cần thiết để giữ cho thú cưng của bạn khỏe mạnh và hạnh phúc. Bạn cũng có thể cung cấp các mô hình leo trèo và ống nhựa trong, tuy nhiên không nên quá lắt léo khiến Hamster dễ ngã hoặc góc cạnh quá nhọn khiến Hamster bị thương.
Đối với ống nhựa hãy lưu ý chọn các ống có kích thước vừa phải, không quá rộng cũng không quá hẹp để bé vừa dễ dàng đi lại vừa để bạn dễ lau chùi, và trên hết phải đảm bảo ống có lỗ thông khí và thoáng mát để Hamster không bị ngạt.
Thực phẩm và nước
Bạn có thể sử dụng các loại hạt có sẵn trong cửa hàng vì chúng đã cung cấp khá đầy đủ dinh dưỡng cho Hamster. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cung cấp cho Hamster các loại thức ăn tươi khác như nhiều loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, mì ống và thỉnh thoảng hãy bổ sung các vitamin dạng viên cho bé. Nên chắc chắn rằng các thực phẩm tươi sống đảm bảo an toàn sạch sẽ, có thể luộc sơ qua hoặc ngâm với muối 10’ để diệt khuẩn.
Cần đảm bảo Hamster không bị dị ứng với các sản phẩm dùng cho bé và không nên quá chiều chuộng sở thích ăn uống của bé mà làm mất cân bằng dinh dưỡng.
Một số thực phẩm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe bao gồm:
- Đậu sống
- Khoai tây sống
- Quả hạnh nhân
- Trái cây họ cam quýt
- Tỏi
- Hành
Bạn có thể đặt một đĩa gốm đựng nước trong lồng hoặc treo chai từ bên cạnh lồng. Dù bằng cách nào, hãy kiểm tra và thay nước thường xuyên.
Nếu thấy Hamster ăn phân của mình thì đừng quá lo lắng về chế độ ăn của chúng hoặc chúng sẽ bị bệnh mà là vì Hamster là loài ăn tạp tuy nhiên là ăn tạp có chọn lọc vì thế chúng sẽ lựa chọn phân còn dinh dưỡng và ăn lại để hấp thụ hết dinh dưỡng còn sót lại của phân.
Các vấn đề sức khỏe thường gặp
Hamster thường là vật nuôi có sức đề kháng yếu vì chúng khá nhỏ dù cho Hamster Nga lùn trắng ít bệnh hơn các dòng Hamster khác nhưng cũng giống như bất kỳ động vật nào, chúng có thể bị bệnh hoặc bị thương. Khi các bé bị bệnh hoặc bị thương, hãy đưa bé đến cơ sở y tế hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ online.
Một số vấn đề sức khỏe phổ biến bao gồm:
- Chấn thương do ngã, từ đánh nhau với bạn bè hoặc từ vật sắc nhọn hoặc thức ăn
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Đuôi ướt (tiêu chảy)
- Áp xe
- Các vấn đề về da (ve)
Bạn sẽ biết nếu thú cưng của bạn không thoải mái khi bạn nhìn thấy một hoặc nhiều dấu hiệu thương tích hoặc bệnh tật này:
- Chán ăn, bỏ ăn
- Thờ ơ, không năng động
- Không hoà đồng
- Hay gãi, rụng lông (từng mảng hoặc rụng nhiều)
- Hắt hơi, khò khè hoặc chảy nước mũi hoặc mắt
- Tiêu chảy, đuôi ướt
Nếu Hamster của bạn bị ốm hoặc bị thương, bạn có thể giúp đỡ bé bằng cách giữ ấm và cho ăn những món ăn yêu thích. Trong khi đó, hãy liên lạc với bác sĩ thú y để cung cấp phương pháp điều trị thích hợp.
Cách chọn mua Hamster Nga lùn trắng
Bạn có thể mua Hamster Nga trắng lùn trong các shop thú cưng, nhưng hãy chú ý mua đúng giống bởi vì chuột Hamster Nga rất giống Campbell thường được tìm thấy trong các cửa hàng thú cưng, và nhân viên thường xác định nhầm hai giống.
Nếu bạn mua chuột Hamster từ người khác, hãy chắc chắn rằng bé khỏe mạnh và năng động. Kiểm tra chất lượng của chuồng bé đang ở để đảm bảo nó sạch sẽ, và hãy quan sát cả các bé Hamster khác đang được nuôi chung.
Hamster Nga lùn trắng khá dễ nuôi và ít bị bệnh, vì vậy nếu bạn muốn tập nuôi Hamster hãy bắt đầu với những bé này, bản tính Hamster Nga cũng khá hiền lành và thường hay làm nũng bằng cách phát ra tiếng kêu để bạn tiếp tục âu yếm. Còn chần chừ gì nữa mà không hốt bé về liền ngay bạn nhỉ?