Để trở thành một thú cưng tốt thì các bé mèo cần phải hòa nhập được với môi trường mới càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp bé mèo học được cách tương tác với những bé mèo và vật nuôi khác cũng như con người, và đó phải là những tương tác tích cực.
Việc hòa nhập cũng giúp xây dựng sự tự tin ở chú mèo nhỏ và khiến chúng cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà này. Việc dành thời gian giúp bé mèo hòa nhập đúng cách ngay từ bây giờ cũng giống như việc bạn cho bé một lời bảo đảm đời sống tinh thần lành mạnh trong suốt chín phần đời còn lại của bé.
Trước khi bắt đầu
Mèo có thể được huấn luyện ở mọi lứa tuổi và chúng tiếp tục học hỏi trong suốt cuộc đời mình. Mèo con là những miếng bọt biển lông xù, hấp thụ những bài học giáo dục cả tốt lẫn xấu với tốc độ đáng kinh ngạc.
Khoảng thời gian mà bé mèo hòa nhập mạnh mẽ nhất chính là một khung cửa sổ hẹp trong thời thơ ấu, khi học những bài học “sai” có thể làm lối suy nghĩ của bé mèo xấu đi. Ví dụ, bé mèo nào không tiếp xúc với những trải nghiệm tích cực với con người trong giai đoạn này sẽ trở thành những sinh vật hoang dã và không bao giờ chấp nhận con người.
Việc hòa nhập đúng đắn dạy cho bé cách trở thành một bé mèo đích thực, cách cư xử đúng mực, giao tiếp với những bé mèo khác, và cho bé biết rằng bạn bè và kẻ thù của bé là ai. Độ tuổi mà bé mèo dễ tiếp thu nhất là từ 2 đến 7 tuần tuổi.
Vì bé mèo bắt đầu có khả năng tiếp thu từ rất sớm, nên với hầu hết các bài học “sống như một chú mèo”, bé nên được học vào thời điểm bạn nhận nuôi bé mèo.
Có một lý do để mọi người sử dụng thuật ngữ bắt chước mèo: Bé mèo học hỏi bằng cách xem mẹ của chúng và hành vi vỗ về sau mẹ. Nếu mèo mẹ là bạn thân với một con chó, thì con bé cũng sẽ chấp nhận chú chó như là một phần an toàn trong thế giới của chúng. Nhưng nếu mèo mẹ rơi vào trạng thái kích động, thì đó sẽ trở thành bài học mà bé mèo sẽ gặp khó khăn khi không được học.
Những bé mèo cùng trang lứa sẽ dạy nhau kiềm hãm hành vi cào cắn, và cư xử có chừng mực trong lúc chơi đùa. Tương tác với nhau và với mèo trưởng thành có thể giúp bé mèo luyện tập và sử dụng ngôn ngữ mèo, xù lông, dựng đuôi và các vị trí khác của cơ thể.
Mèo lạc đàn- bé mèo duy nhất trong một lứa hoặc một con bị tách ra sớm có thể phải trải qua một thời kì khó khăn để học cách hòa hợp với những bé mèo khác bởi vì chúng đơn giản là không nói cùng một ngôn ngữ.
Vì lý do đó, sẽ thật tốt nếu chúng ta để cho những chú bé mèo ở với mẹ và anh chị em cùng đàn càng lâu càng tốt; 10 đến 12 tuần là tối ưu nhất. Và những người nuôi dưỡng cả lứa mèo phải bắt đầu dạy cho các bé những bài học tích cực trước khi đưa các em về nhà mới.
Tất nhiên, trại cứu dưỡng chó mèo thường không có nhiều tiền để giữ bé mèo ở lại lâu như vậy, vì vậy bé mèo có thể được nhận nuôi sớm nhất là 6 hoặc 8 tuần. Trong khi con người không thể bắt chước mèo mẹ dạy con, thì bạn vẫn có thể cho bé một số hướng dẫn căn bản.
Khả năng học tập của trẻ nhỏ tăng dần theo thời gian, vì vậy thật hữu ích cho những người chủ mới tiếp tục những bài học này trong vài tuần sau khi nhận nuôi một bé mèo.
Điều quan trọng là các em phải có những trải nghiệm tích cực khi tiếp xúc với những vật nuôi và người khác, nếu như các bé chấp nhận chúng như một phần của “gia đình” bé, và dần trở thành thú cưng ngoan với hành vi tốt. Khả năng hòa nhập của bé mèo có thể dựa trên ba cụm từ: Vuốt ve, trò chuyện và dành thời gian.
Những gì bạn cần
- Thời gian, sự quan tâm và tình cảm dành cho bé
- Đồ dùng và đồ chơi dành cho mèo
Vuốt ve
Thường xuyên chạm vào bé mèo của bạn là một phần quan trọng trong việc giúp bé hòa nhập với sự hiện diện của bạn. Được vuốt ve là một trong những cảm giác đầu tiên mà trẻ mèo sơ sinh cảm nhận được khi mèo mẹ liếm và chăm sóc chúng, và vuốt ve mang lại cho các bé trải nghiệm an toàn tuyệt vời này.
Vuốt ve khiến cho cả bạn và bé mèo đều cảm thấy thoải mái, và nó dạy cho bé mèo biết rằng việc tiếp xúc với mọi người là một trải nghiệm dễ chịu, đáng tự thưởng và không có gì là đáng sợ cả. Điều này đặc biệt quan trọng nếu như bé mèo của bạn được chuyển đến một ngôi nhà mới gần đây, ngập tràn những cảnh vật, âm thanh, đồ vật và các thành viên gia đình lạ lẫm.
Mèo coi trọng việc đánh dấu mùi hương của bé lên người bạn, cũng như việc bạn vuốt ve để lại mùi hương của bạn lên cơ thể bé. Điều này giúp bé mèo của bạn hạnh phúc hơn khi có liên kết mùi hương giữa cả hai. Nó cũng có cơ chế hoạt động giống như việc đánh dấu quyền sở hữu – nói rằng hai bạn thuộc về nhau, giúp củng cố mối quan hệ của bạn với bé mèo ngay từ đầu.
Ngoài ra, điều này cũng có lợi đối với sức khỏe thể chất của bé. Cảm giác dễ chịu khiến huyết áp giảm, nhịp tim và có thể thay đổi cả hoạt động của sóng não. Từ đó, trong cuộc đời bé, mỗi lần tương tác với bạn là bé sẽ lại cảm thấy bình tĩnh và có sức khỏe tốt hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chăm sóc những “đứa trẻ lông xù” trong năm phút mỗi ngày trong ba tuần đầu tiên sẽ giúp làm tăng khả năng học hỏi của các bé sau này trong cuộc sống. Bất kể ở độ tuổi nào, khi bạn mang bé mèo về nhà, năm phút đó sẽ là mức tối thiểu tuyệt đối cho việc vuốt ve hàng ngày.
Cố gắng vuốt ve bé mèo của bạn càng thường xuyên càng tốt, ngay cả khi bé vừa đi qua bạn khi bạn đi dạo quanh nhà. Hãy dành thời gian để ngồi xuống vuốt ve chú mèo của bạn vài lần ngắn ngủi mỗi ngày, và nhớ dành thời gian quan tâm tập trung cho bé nhé!
Khi tiếp xúc với mèo, hãy chắc chắn bạn chỉ chạm vào tai, đuôi, bàn chân và miệng của bé để khiến bé cảm thấy dễ chịu và tạo thành thói quen thường nhật. Bác sĩ thú y chắc hẳn sẽ biết ơn bạn về điều này mỗi khi khám cho bé mèo nhà bạn. Nhờ đó bạn cũng có thể làm quen với bé mèo nhiều hơn, giúp bạn phát hiện ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể xảy ra đối với bé.
Trò chuyện với bé mèo
Việc trò chuyện với mèo con sẽ dạy cho bé biết nghe và chú ý đến giọng nói của bạn. Nó có thể không hiểu tất cả các từ bạn nói, nhưng nó sẽ nhận ra nếu bạn hạnh phúc, nghiêm túc, thích thú hay yêu mến bé.
Bạn càng nói chuyện với bé mèo của mình bao nhiêu thì nó sẽ càng học được cách hiểu bạn và phản ứng tốt hơn với những gì bạn muốn bấy nhiêu. Điều đó sẽ giúp tăng cường mối quan hệ của bạn và thiết lập một nền tảng tốt để dạy dỗ bé ngay từ bây giờ và trong tương lai.
Hãy cố gắng trò chuyện với bé mèo của bạn thường xuyên nhất có thể. Trong những lần vuốt ve mèo, hãy thử nói nhẹ nhàng, êm dịu để mèo con thấu hiểu tình cảm và sự an toàn mà bạn mang đến.
Vào những lúc khác, hãy chắc chắn rằng giọng điệu của bạn phản ánh tâm trạng trong từng khoảnh khắc. Ví dụ, trong lúc chơi đùa, giọng nói của bạn phải hân hoan và vui vẻ, và khi bạn muốn dạy mèo con không được làm điều gì, hãy nói với giọng điệu chắc nịch và nghiêm khắc.
Thời gian sống
Thời gian sống sẽ giúp mèo con học được cách sống trong ngôi nhà của bạn. Mèo con sẽ không biết điều gì đúng và điều gì sai, trừ khi bạn nói với chúng đúng lúc. Ví dụ, nếu mèo con của bạn để lại một thứ bốc mùi trên thảm trong phòng tắm, và 20 phút sau bạn mới tìm thấy nó, thì mèo sẽ không thể nào hiểu nổi tại sao bạn lại tức giận. Chỉ khi bạn bắt được mèo con đang phạm tội ngay tại trận thì mèo mới có thể hiểu được lí do bạn bất mãn trong tình huống đó.
Sẽ khả quan và dễ dàng hơn khi bạn bắt gặp mèo con đang làm điều gì đó đúng đắn. Lúc đó hãy khen ngợi mèo con khi bé sử dụng hộp vệ sinh đúng cách. Hãy cho bé những món ăn vặt ngon khi bé chào đón khách tới chơi bằng những tiếng meo hạnh phúc. Hãy cổ vũ tán thưởng bé khi bé chơi trò đuổi theo cọng lông ưa thích hay những trò chơi thú vị khác một cách công bằng với những loài vật khác trong nhà.
Ngăn chặn những vấn đề phát sinh với mèo con trong quá trình hòa nhập
Điều quan trọng là bạn cần tạo cho các bé thật nhiều trải nghiệm tích cực ngay trong những tuần đầu tiên bé mới về nhà. Thời điểm quan trọng này sẽ giúp hình thành tính cách và hành vi của bé mèo trong suốt cuộc đời. Vì lý do này, tốt nhất nên tránh càng nhiều tương tác tiêu cực càng tốt.
Cố gắng không lên giọng hoặc la hét khi bạn tức giận với mèo con, để rồi khiến mèo con sợ hãi, dấy lên một nỗi sợ hoặc lo lắng suốt phần đời còn lại, làm cản trở nỗ lực của bạn trong việc giúp bé thích nghi với môi trường mới.
Hãy chắc chắn rằng cả gia đình bạn đều góp phần giúp bé quen với nơi ở mới hơn. Đừng quên từ từ giới thiệu mèo con với các vật nuôi khác để chúng học cách tương tác với nhau dễ dàng hơn. Ngay cả những chú mèo con hiện đang là thành viên duy nhất trong gia đình lông lá cũng sẽ trở nên tốt hơn khi tiếp xúc với chó hoặc những bé mèo khác. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp bạn nhận nuôi một thú cưng khác trong tương lai.
Nếu bạn nhận nuôi một chú mèo con đơn độc, bạn sẽ cần phải cố gắng hơn nữa để giúp bé hòa nhập. Bạn sẽ đồng thời đảm nhận vai trò của mẹ, bạn chơi cùng, cũng như giáo viên để dạy bé những điều bé cần học từ những bé mèo khác (dĩ nhiên là cố gắng hết sức trong khả năng của bạn). Một số người thấy rằng việc nhận nuôi hai chú mèo con gần bằng tuổi nhau sẽ dễ hơn là nhận nuôi một bé đơn lẻ. Điều này thực sự có thể giúp hai bé học hỏi lẫn nhau.
Các vấn đề về hành vi ở mèo thường xuất phát từ những điều không quen thuộc. Ngay cả những việc đơn giản như sắp xếp lại đồ đạc cũng có thể gây căng thẳng cho mèo trưởng thành. Bạn có thể giúp mèo con của bạn chấp nhận những thay đổi này trong cuộc sống bằng cách chỉ cho chúng biết sự thay đổi ngay từ khi chúng còn nhỏ.
Di chuyển đồ nội thất, tặng cho các bé đồ chơi mới và những nơi mà các bé thường trốn, cũng như đừng quên giới thiệu bé mèo với những người bạn mới thường xuyên nhé! Thu hút sự chú ý của bé mèo vào một loạt những điều thú vị sẽ giúp bé lớn lên thành một bé mèo cư xử mẫu mực.
Nếu bạn nghi ngờ thú cưng của bạn bị bệnh, hãy gọi ngay cho bác sĩ thú y của bạn. Đối với các câu hỏi liên quan đến sức khỏe, hãy luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ thú y vì họ đã khám cho thú cưng của bạn, biết lý lịch sức khỏe của thú cưng và có thể đưa ra các khuyến nghị tốt nhất cho thú cưng đó!