Mèo là một trong những loài động vật sạch sẽ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đôi khi chúng không thể tự làm sạch một số vùng trên cơ thể của mình. Những vùng này thường là những nơi mà mèo khó có thể chạm đến. Và vùng mà mèo khó tự vệ sinh nhất chính là tai. Vì vậy mà những người nuôi mèo rất cần phải chú ý chăm sóc đến phần tai mèo.
Tuy nhiên chăm sóc và làm sạch tai của mèo không hề đơn giản như mọi người thường nghĩ. Vì vậy hãy theo dõi cách chăm sóc tai mèo đúng cách ngay sau đây của chúng tôi nhé!
Điều quan trọng nhất là tai của mèo cần được giữ sạch sẽ. Như vậy, chúng sẽ không bị nhiễm trùng tai hoặc mắc các bệnh khác. Tuy nhiên vẫn có những người nuôi mèo mà không hề quan tâm đến điều này. Vì vậy, trước hết hãy xem những điêu bạn thật sự cần biết về cách chăm sóc tai của mèo. Sau đó hãy lọc ra những điều có ích cho bạn nhé!
1. Bao lâu thì bạn nên vệ sinh tai mèo một lần?
Bạn nên thường xuyên kiểm tra phần trong của tai mèo. Từ đó, bạn có thể nhận ra tai mèo có bị nhiễm trùng hay mắc các bệnh khác hay không. Cách tốt nhất là khi chải lông cho mèo hằng ngày hãy để ý một chút phần trong của tai. Bạn cũng nên đảm bảo luôn xem xét và kiểm tra kĩ tai mèo ít nhất một lần một tuần.
Thường thường việc bạn nên vệ sinh mèo bao lâu một lần sẽ phụ thuộc vào thói quen thường ngày của mèo. Nếu nuôi mèo nhà thì bạn không cần phải vệ sinh tai cho chúng quá nhiều. Bạn chỉ cần thỉnh thoảng nhớ chăm sóc là được. Còn nếu bạn nuôi một chú mèo luôn dành nhiều thời gian để rong chơi ngoài trời thì chắc chắn bạn cần vệ sinh tai của mèo thường xuyên hơn. Bởi nếu dạo chơi ở ngoài quá nhiều, tai mèo sẽ dễ bị bẩn hơn và bạn cần phải làm sạch chúng ngay lập tức.
Điều quan trọng nhất là bạn cần phải làm nhất là giúp mèo quen với việc được chăm sóc và làm sạch tai thường xuyên. Nếu không thì mèo sẽ rất sợ hãi mỗi khi bạn vệ sinh tai cho chúng và khiến cho công việc của bạn càng trở nên khó khăn.
2. Kiểm tra xem tai mèo có bị nhiễm trùng hay không
Khi chăm sóc tai của mèo, bạn luôn luôn cần để ý xem có bất cứ dấu hiệu nào của việc nhiễm trùng không. Khi tai mèo bị nhiễm trùng sẽ có một số những biểu hiện như sau:
- Tai mèo có mùi hôi hoặc là mùi lạ hơn bình thường
- Có các mảng da bị bong ra hoặc là trên da xuất hiện vẩy
- Hay lắc đầu hoặc lấ vuốt cào tai
- Có những mảnh vụn tối màu quanh tai
- Ráy tai nhiều quá mức
- Mèo tỏ ra đau đơn khi bị chạm vào tai
Nếu mèo có những biểu hiện ở trên thì chắc chắn tai chúng đã bị nhiễm trùng. Khi đó, bạn cần đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Tránh để lâu sẽ khiến tình trạng của mèo trở nên nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.
3. Những mẹo hay nhất để chăm sóc tai của mèo
Cách tốt nhất là bạn nên chăm sóc tai cho mèo khi mà chúng tỏ ra khá thoải mái. Ví dụ như khi chúng đang nằm dài thư giãn trên sofa. Hay ngay sau khi bạn vừa chải lông cho chúng. Vì khi này mèo rất ngoan nên mọi việc sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Khi mèo cưng có vẻ đang khá thoải mái, nhẹ nhàng lật mặt trong của tai mèo để nhìn rõ phần trong của tai. Để xem xét được kĩ càng và cẩn thận hơn hãy dùng một chiếc đèn pin nhỏ để soi kĩ từng chút một.
Hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra cả 2 tai của mèo. Từ đó, bạn có thể nhân biết mèo có bị nhiễm trùng tai hay không thông qua việc có mùi lạ hoặc dịch tiết ra. Trong trường hợp tai của mèo không bị nhiễm trùng, chúng sẽ không có quá nhiều dáy tai hay là chất bẩn. Hơn nữa tai mèo sẽ có màu hồng nhạt. Bạn không cần phải vệ sinh tai mèo trong trường hợp này.
Nếu bạn để ý thấy trong tai mèo có chất bẩn hoặc quá nhiều dáy tai thì bạn nên vệ sinh sạch sẽ. Như vậy bạn có thể giúp mèo không bị nhiễm trùng tai và dáy tai cũng không bị tích tụ quá nhiều. Bạn sẽ cần sử dụng dung dịch tẩy rửa tai chuyên biệt dành cho mèo được bán ở tất cả các cửa hàng thú cưng hoặc phòng khám thú y. Bạn cũng cần chuẩn bị bông vô trùng sạch sẽ. Để vệ sinh tai cho mèo, đổ một chút dung dịch ở trên vào bông sao cho đủ ẩm. Sau đó, thật nhẹ nhàng và cẩn thận lau sạch dáy tai và chất bẩn trong tai của mèo.
Đừng sử dụng bất cứ sản phẩm nào dành cho người hoặc chứa cồn. Bởi tai mèo rất nhạy cảm và dễ dàng bị dị ứng bởi các chất trong sản phẩm. Đồng thời cũng cần đảm bảo rằng bạn không đưa bất cứ thứ gì vào trong tai mèo. Ví dụ như nút tai hoặc là các dung dịch lạ sẽ khiến tai mèo dễ bị thương.
Nếu như mèo cưng của bạn không quen được làm sạch tai, bạn cần phải có sự trợ giúp từ người khác. Họ có thể giúp bạn giữ mèo trong khi bạn chăm sóc tai cho chúng. Trong trường hợp bạn không có ai giúp đỡ mà vẫn phải vệ sinh tai cho mèo thì bạn cần lấy khăn bọc kín mèo lại. Như vậy mèo cưng sẽ không thể cào hoặc cắn bạn.
Sau khi để vệ sinh tai mèo sạch sẽ, hãy cho mèo một chút đồ ăn mà chúng thích. Bằng cách này, bạn có thể khiến việc chăm sóc tai sẽ không còn là nỗi ám ảnh với mèo. Như vậy thì trong tất cả những lần tiếp theo, bạn có thể dễ dàng vệ sinh tai cho chúng trong khoảng thời gian ngắn.
Nếu bạn đã làm mọi cách nhưng mèo vẫn tỏ ra sợ hãi và khó chịu khi bạn chăm sóc tai cho chúng thì đừng cố làm tiếp. Bởi như vậy sẽ khiến chúng càng sợ và có thể gây ra tổn thương cho mèo. Thay vào đó hãy mang mèo cưng đến gặp bác sĩ thú y. Bác sĩ thú y sẽ sử dụng thuốc an thần nhẹ để việc vệ sinh tai cho mèo được dễ dàng hơn.
Xem thêm: Các bé mèo thường dành bao nhiêu thời gian để ngủ?