Trong vài năm trở lại đây, việc nuôi thỏ cảnh làm thú cưng đã dần trở nên phổ biến hơn. Việc chăm sóc thỏ khó hơn rất nhiều so với các loại động vật như chó, mèo. Vậy nên, nếu bạn muốn nuôi thỏ cảnh thì đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm hoặc kiến thức hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp được nhiều thắc mắc cho bạn trong quá trình nuôi thỏ.
1. Thỏ cảnh bao gồm những loài nào?
Với bản tính hiền lành, ưa sạch sẽ cùng với vẻ ngoài dễ thương, thỏ khá được lòng các tín đồ yêu động vật. Vậy nên, được rất nhiều người chọn để nuôi làm thú cưng.
Tuy nhiên, để chăm sóc chúng một hiệu quả bạn cần phân biệt được những giống thỏ. Vì chúng có nhiều loại cũng như màu sắc, kích thước và kiểu lông khác nhau. Dưới đây là một số loại thỏ cảnh đã và đang được yêu thích:
1.1 Mèo Alaska
Khi nhắc đến thỏ Alaska, rất nhiều người bị lầm tưởng rằng chúng có nguồn gốc từ Mỹ. Nhưng thực tế thì giống thỏ này có nguồn gốc từ Đức. Chúng được lai tạo với mục đích ban đầu là để phục vụ lợi nhuận cho các ngành nghề lông. Tuy nhiên, điều này đã không thành công vậy nên chúng mới có dáng vẻ màu đen như hiện nay. Những chú thỏ Alaska được công nhận bởi Hội đồng thỏ Anh. Tuy nhiên, lại không được công nhận bởi Hiệp hội nuôi thỏ ở Mỹ.
Đặc điểm:
- Là giống thỏ cỡ tầm trung, nặng từ 3kg đến 4kg
- Lông có màu đen bóng
- Chúng khá nhạy cảm và sợ tiếng động do đó khả năng thích ứng với môi trường kém
- Mặc dù chúng khá nhút nhát nhưng nếu được chăm sóc tốt sẽ rất thân thiện và vui vẻ. Giá thành có thể rơi vào 20$ đến 50$ cho một chú thỏ Alaska.
1.2 Giống thỏ cảnh Mỹ
Thỏ Mỹ là một giống thỏ cảnh rất hiềm. Và là một trong những loài được Hiệp hội những người nuôi thỏ Hoa Kỳ công nhận sớm nhất. Mục đích ban đầu người ta nuôi giống thỏ này là để sản xuất lông và thịt. Tuy nhiên, ngày nay số lượng chúng khá ít nên thường được nuôi làm thỏ cảnh.
Đặc điểm:
- Có cân nặng từ 4kg đến 5,5kg
- Ngoại hình của chúng có khung xương dày và cơ bắp, đầu hẹp với. Chúng có lông màu trắng hoặc xanh xám
- Hình dạng cơ thể bán cong nên trông lanh lợi và năng động hơn so với nhiều giống thỏ khác
- Giống thỏ Mỹ có tính cách khá điềm đạm vậy nên rất thích hợp nuôi trong nhà. Tuổi thọ của chúng từ 8 đến 12 năm.
1.3 Giống thỏ Blanc de Hotot
Thỏ Blanc de Hotot là giống thỏ có kích cỡ trung bình được phát hiện ban đầu là ở Pháp. Sau đó, chúng nhanh chóng được lan rộng khắp châu Âu và cả Bắc Mỹ. Nhưng chúng không được ưa chuộng ở Hoa Kỳ.
Đặc điểm:
- Cân nặng từ 3,6kg đến 4,9kg
- Ngoại hình trông khá lạ mắt với đôi mắt màu nâu và có viền quanh mắt như được kẻ, có đuôi nhỏ và đôi tai với kích thước trung bình dựng đứng. Bộ lông ngắn trông rất bóng mượt màu trắng
- Chúng có tính cách khá là năng động nhưng vẫn ngoan ngoãn, thân thiện và rất dễ hòa nhập vào môi trường mới.
- Tuổi thọ trung bình của giống thỏ cảnh này là 7-10 năm.
1.4 Giống thỏ cảnh MiniLop
Thỏ miniLop là giống thỏ có xuất thân từ Đức nhưng lại nổi tiếng với ngoại hình dễ thương. Chúng cũng là một trong những loại thỏ cảnh được ưa chuộng ở Việt Nam.
Đặc điểm:
- Cân nặng từ 2kg đến 2,7kg
- Ngoại hình khá nhỏ nhắn nhưng có cơ bắp đầy đặn và săn chắc. Chúng có một chiếc cổ ngắn, đôi tai dài và dày. Lông cũng có độ dài vừa phải nhưng điểm đặc biệt khiến bạn bị thu hút bởi loài thỏ này là chúng có hoa văn đứt quãng với nhiều màu sắc khác nhau.
- Tính cách của những chú thỏ minilop khá là đối ngoại. Chúng rất thích tương tác với con người và được ôm, cưng nựng. Vậy nên chúng dễ huấn luyện hơn so với những giống thỏ khác
1.5 Giống thỏ cảnh Rex
Được biết đến với cái tên ‘vua của các loài thỏ” Rex được đánh giá cao nhờ bộ lông mềm mượt và sang trọng. Thỏ rex có nguồn gốc đến từ Pháp.
Đặc điểm:
- Cân nặng của giống thỏ này từ 3,4kg đến 4,7kg
- Ngoại hình của chúng trông khá cân đối, chiều dài cơ thể trung bình với đầu rộng, độ dày của đôi tai vừa phải, đôi chân ngắn và thẳng. Bộ lông ngắn, dày và mềm và có đến 16 loại màu
- Loài thỏ này có tính cách khá là thông minh và vui tươi. Chúng rất thích chạy nhảy ngoài trời và tương tác với người nuôi.
1.6 Giống thỏ cảnh Mini Rex
Là giống thỏ tương đối mới, Mini Rex là một phiên bản nhỏ hơn của thỏ Rex. Vậy nên, cũng có xuất thân từ Pháp.
Đặc điểm:
- Cân nặng của chúng từ 1,6kg đến 2kg
- Ngoại hình đáng yêu với đôi tai dài dựng đứng và cổ ngắn, giống thỏ này có lưng tròn và vai phát triển. Lông của chúng ngắn, rậm rạp nhưng cực kỳ mịn và có thể có nhiều màu sắc.
- Tính cách của giống thỏ này cũng rất thân thiện và điềm tĩnh trước trẻ nhỏ, nhưng nếu bị giữ chặt chúng cũng sẽ khá là khó chịu
1.7 Giống thỏ cảnh Satin
Đây là giống thỏ có nguồn gốc từ Hà Lan và có bộ lông vô cùng óng ánh, đẹp mắt.
Đặc điểm:
- Cân nặng của giống thỏ này dao động từ 1,3kg đến 2kg
- Ngoại hình nổi bật với bộ lông nhiều kiểu và màu sắc, cơ thể chúng nắn và đầy đặn, đầu tròn
- Tính cách thỏ Satin lanh lợi và hướng nội, chúng có thể lảng tránh những người lạ. Mặc dù chúng khá điềm tĩnh nhưng có thể lâu lâu sẽ trở nên bất thường
2. Cách chăm sóc thỏ cảnh
Thỏ là loài động vật vui tươi và hiếu động nhưng cũng không kém phần hòa đồng. Chúng sẽ hình thành một mối liên kết chặt chẽ với những chú thỏ khác và cả con người, miễn là bạn có thể chăm sóc chúng đúng cách.
Người chủ sở hữu lý tưởng cho thỏ cưng có thể là cá nhân hoặc gia đình, nhưng với điều kiện là phải có thời gian và không gian để có thể chơi đùa, ôm ấm chúng. Thỏ cảnh có rất nhiều loài khác nhau nhưng để chăm sóc chúng thì chắc chắn phải thực hiện những điều dưới đây.
2.1 Chọn chỗ ở
Thỏ vốn không phải là động săn mồi vậy nên đừng nhốt chúng ở ngoài trời, mà nên chọn một địa điểm lý tưởng với đầy đủ không gian cho chúng ở trong nhà.
Khi không thể trực tiếp quan sát chúng, bạn có thể nhốt thỏ ở trong chuồng. Trên thị trường có rất nhiều mẫu chuồng nuôi thỏ với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuy nhiên, bạn nên chọn loại chuồn bằng inox để dễ vệ sinh hơn. Chiều cao của chuồng phải lớn hơn chiều cao của thỏ, tránh lồng có dây đáy.
Bên trong chuồng bạn cần cung cấp:
- Đồ chơi cho thỏ (nếu có)
- Thức ăn và nước uống sạch
- Một hộp vệ sinh
Hãy đảm bảo rằng dù cho bất cứ thứ gì vào chuồng thì vẫn luôn đảm bảo đủ chỗ cho thỏ cưng có thể duỗi ra hoàn toàn với hai chân sau được mở rộng.
Trong chuồng bạn cũng nhớ nên lót thêm khăn sạch hay một ít rơm cho chúng để chiếc chuồng đủ ấm.
2.2 Chế độ ăn uống thích hợp
Để đảm bảo nuôi thỏ đúng cách nhất, bạn nên biết cách lựa chọn thức ăn cho chúng. Thức ăn phải được đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, cho uống nước đầy đủ và ăn nhiều thức ăn. Đặc biệt, bạn phải chú ý thức ăn cho thỏ phải khô và không được ướt.
Bạn nên chọn các loại thức ăn là rau có màu xanh đậm và nhiều lá như rau diếp, cây cải xoăn, cây húng quế, bắp cải xanh,…
Cà rốt là một trong những món ăn khoái khẩu của chúng nhưng bạn nên hạn chế cho thỏ cảnh ăn, hãy cho chúng ăn mức độ phù hợp. Nguyên nhân là vì cà rốt cũng như các loại trái cây chứa rất nhiều đường, bạn cũng nên tránh cho chúng ăn các loại rau củ chứa nhiều tinh bột như khoai tây.
Bạn có thể bắt đầu cho chúng ăn với một loại rau nhất định, sau đó tăng dần lên nhiều loại khác nhau. Việc cho chúng ăn nhiều loại rau sẽ kích thích sự hứng thú của thỏ hơn.
Ngoài các loại rau, thỏ cũng có thể ăn các thức ăn dạng viên, mặc dù có hàm lượng muối cao nhưng nhìn chung không ảnh hưởng đến sức khỏe của những chú thỏ.
2.3 Tiếp xúc và hoạt động vui chơi cùng với thỏ
Thỏ vốn là loài động vật sống trong môi trường tự nhiên, vậy nên dù có được thuần hóa thì cũng vẫn năng động và thích chạy nhảy. Bạn nên dành một ít thời gian để vui chơi cùng chú thỏ nhà mình, bạn có thể mang chúng đi dạo, tạo không gian thoải mái để chúng chạy nhảy linh hoạt.
Bạn cũng nên vuốt ve quan tâm chúng và khi tiếp xúc thì tránh nhấc thỏ cảnh bằng cách cầm 2 tai, khiến chúng khó chịu vùng vẫy gây ảnh hưởng đến phần xương sống, cũng không nên véo vào vùng bụng hoặc ôm chặt khiến ruột chúng đau thắt gây vỡ túi mật.
Cách tốt nhất là bạn nên xòe tay ra để chúng tự bò lên hoặc xách nhẹ nhàng.
3. Những lưu ý khi chăm sóc thỏ cảnh
Thỏ cảnh cũng giống như các vật nuôi khác, chúng cần được chăm sóc và kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm để đảm bảo luôn được khỏe mạnh.
Mặc dù chăm sóc thỏ cảnh không quá khó, tuy nhiên chúng rất dễ bệnh vậy nên bạn cần phải lưu ý:
- Các loại cỏ và rau xanh cho thỏ ăn phải khô tránh ẩm ướt gây nhiễm cầu trùng hay sán lá
- Cần vệ sinh nơi dụng cụ để thức ăn và nước uống thường xuyên, tránh để thức ăn ẩm mốc gây bệnh cho thỏ
- Luôn để sẵn nước sạch trong chuồng cho thỏ và không nên cho thỏ uống một lần quá nhiều
- Thỏ thích môi trường sạch sẽ và khô ráo nên bạn cũng cần phải vệ sinh chuồng cho chúng thường xuyên để tránh những vi khuẩn, mầm bệnh xung quanh
- Hành động tiếp xúc với thỏ đúng cách:
Khi tiếp xúc với thỏ bạn nên nhẹ nhàng để tránh chúng sợ hãi, gây tổn thương cơ thể vì cơ thể chúng có hệ xương yếu.
Một số mẹo cũng như cách để bạn tiếp xúc với thỏ bao gồm:
- Từ từ đến gần con thỏ và chọn nó bằng cách đi xuống ngang với con thỏ.
- Nhấc thỏ lên bằng cách đặt một tay dưới thân và ôm thỏ sát vào thân.
Nhưng lưu ý đừng ôm chúng quá chặt, rất dễ khiến chúng khó chịu và nghẹt thở.
4. Một số câu hỏi về thỏ cảnh
Nuôi thỏ cảnh có khó không?
Trả lời: Nuôi thỏ cảnh hoàn toàn không khó, tuy nhiên bạn cần phải xác định rằng mình có đủ thời gian để bỏ ra chăm sóc chúng. Đồng thời, bạn phải đảm đảm được môi trường bạn đang sống có phù hợp với thỏ hay không.
Làm sao có thể biết được thỏ có đang khỏe mạnh hay không?
Trả lời: Bạn có thể xem xét một số yếu tố sau đây:
- Kiểm tra mắt, mũi và tai của chúng: Đôi mắt của thỏ phải trong và sáng. Mũi của bé không được tiết dịch và tai phải sạch sẽ
- Nhìn vào bộ lông của thỏ: Bộ lông của thỏ phải mềm, mượt và không bị bạc màu, nhẹ nhàng vuốt ve. Để đảm bảo không có cục lông nào trên cơ thể chúng, hay gàu và vảy.
- Xem xét hành vi: Thỏ cưng nhà bạn phải năng động, ăn uống bình thường và thân thiện. Nếu bạn nhận thấy chúng mệt mỏi, ủ rũ hay có hành vi là thì cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y
- Thấy một số dấu hiệu: Các dấu hiệu bệnh ở thỏ bao gồm mắt đục, chảy nước mũi, hắt hơi, chán ăn, không đi tiểu hoặc tiêu chảy, sưng tấy. Cô lập mình trong góc chuồng mà không quan tâm đến sự tiếp xúc của bạn. Trường hợp này bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay nếu có thể.
Nêu chọn nuôi những chú thỏ như thế nào?
Trả lời: Bạn nên chọn mua những chú thỏ đã cai sữa ở 4 hoặc 5 tuần tuổi. Vì tầm này chúng đã bắt đầu cứng cáp hơn và khi đến môi trường mới cũng dễ tiếp nhận. Nhưng tốt nhất hãy để chúng đủ 1 tháng tuổi.
Bài viết trên đây đã cung cấp một số kiến thức về thỏ cảnh. Hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được nhiều thắc mắc và biết cách chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.
Xem thêm: Thỏ nuôi sống được bao lâu? Tìm hiểu về tuổi thọ của loài thỏ