Thỏ đẻ trứng hay đẻ con? chắc hẳn là đang rất nhiều bạn thắc mắc về điều này. Tuy rằng, đây sẽ không phải vấn đề quá xa lạ với những người đã nuôi thỏ, nhưng sẽ là điều mà những bạn đang có ý định nuôi thỏ quan tâm. Vậy nên hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc này nhé!
1. Thỏ đẻ trứng hay đẻ con?
Thỏ là một trong những loài động vật có vú vậy nên chắc chắn chúng sẽ đẻ con, tuổi thọ của chúng chỉ từ 4 đến 10 năm và mang thai trong khoảng 31 ngày. Quá trình sinh sản của thỏ thông thường sẽ trải qua 4 giai đoạn:
– Thời kỳ thỏ động dục:
Đây là thời kỳ đầu tiên trong quá trình sinh sản, chu kỳ động dục của những chú thỏ cái là từ 14 đến 16 ngày. Một số biểu hiện khi thỏ động dục:
- Niêm mạc âm hộ bị sưng tấy
- Các mao mạch ở niêm mạc hộ căng đầy máu từ màu hồng nhạt sang đỏ
- Hệ thần kinh cũng thay đổi: Ở thời kỳ này thỏ rất kén ăn hoặc bỏ ăn hoặc ngược lại là ăn nhiều.
Ngoài những biểu hiện trên, biểu hiện rõ nhất vẫn là khi Thỏ đực tới gần, chúng chịu đứng yên và nâng đuôi cho thỏ đực nhảy phối.
– Thời kỳ bị rụng trứng và giao phối:
Thỏ đặc biệt khác với những loài động vật khác ở chỗ, chúng thường có xung động hưng phấn khi giao phối mới xảy ra tình trạng rụng trứng. Sau giao phối khoảng 9 đến 10 tiếng thì các túi trứng mới bắt đầu bị phá vỡ. Sự giao phối gây ra kích thích cho buồng trứng. Khi đó buồng trứng sẽ phóng trứng để thụ tinh. Hành động này được gọi là kích thích rụng trứng. Sau đó trứng qua loa kèn vào ống dẫn trứng để đến vị trí được thụ tinh.
– Dấu hiệu và thời kỳ mang thai:
Sau khi giao phối thành công, con cái thường xuất hiện một số dấu hiệu của việc mang thai. Bạn sẽ cần phải tinh ý để nhận biết những dấu hiệu này. Ngoài ra, Đây là những dấu hiệu của thỏ mang thai;
- Tăng cân
- Bụng phình to
- Nhổ lông và tạo tổ
- Nhạy cảm tránh xa những ai chạm vào nó
- Tăng phần ăn
Thường thì thỏ sẽ mang thai trong khoảng 28 đến 32 ngày. Nhưng nếu Thỏ nhà bạn đẻ dày thì thời gian mang thai sẽ dài hơn 1 cho đến 3 ngày.
– Giai đoạn thỏ đẻ con:
Theo thói quen và tập tính Thỏ sẽ đẻ con vào ban đêm. Với bản năng làm mẹ, trước khi đẻ chúng sẽ nhặt cỏ rác và tự nhổ lông bụng trộn với những thứ có trong ổ để làm ấm ổ mới bắt đầu đẻ con.
2. Thỏ đẻ trứng hay đẻ con và có thể đẻ bao nhiêu con?
Thỏ là loài động vật đẻ khá nhiều cùng với đó là chu kỳ sinh sản của chúng cũng khá ngắn, nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, một thỏ cái mỗi năm sẽ đẻ từ 6 đến 7 lứa mỗi lứa có thể từ 1 đến 12 con.
Tuy nhiên, điều này còn tùy vào giống thỏ và thể trạng của từng con thỏ, không thể chắc chắn cụ thể một lứa thỏ đẻ được bao nhiêu con.
3. Cách để phân biệt giới tính của Thỏ con
Việc phân biệt giới tính của Thỏ khá dễ, tuy nhiên với những người mới tìm hiểu về thỏ thì có thể khó phân biệt, đặc biệt hơn là với Thỏ con, đôi khi sẽ bị nhầm lẫn. Thỏ dưới 3 tuần tuổi là khó phân biệt nhất, ngay cả những người nuôi thỏ rành đôi khi cũng có sự nhầm lẫn.
Với những chú Thỏ bắt đầu từ 4 tuần tuổi trở lên chúng ta có thể quan sát lỗ sinh dục của chúng để nhận biết giới tính. Bạn có thể phân biệt bằng cách dùng tay chạm nhẹ vào lỗ sinh dục nếu xuất hiện các cục thịt nho nhỏ nhô lên khoảng 1mm thì chính là thỏ đực.
Ngược lại, nếu ấn nhẹ vào chỉ thấy có một rãnh nhỏ kéo dài về phía hậu môn thì đó là bộ phận sinh dục của thỏ cái.
4. Thỏ đẻ trứng hay đẻ con và cách chăm sóc cho Thỏ khi mang thai
Thời kỳ mang thai của thỏ sẽ kéo dài khoảng 28- 32 ngày, nhưng nếu quá ngày bạn phải mang chúng đến bác sĩ thú y vì có khả năng bị sẩy thai. Trong thời gian Thỏ mang thai, chúng sẽ cần một chế độ ăn uống phong phú và đầy đủ các loại trái cây, rau quả tươi giàu dinh dưỡng.
Bạn cần bổ sung cho chúng, điều này cũng rất quan trọng vì lượng calo cao hơn sẽ giúp thỏ mẹ có một thai kỳ an toàn. Trước khi sinh hai ngày, bạn hãy giảm lượng thức ăn của Thỏ xuống, giai đoạn này có thể Thỏ mẹ sẽ bị nôn vì căng thẳng. Nhưng đừng lo lắng, hãy cho chúng uống nước sạch để không bị mất nước.
Thỏ hoàn toàn có khả năng tự mình đẻ và chăm sóc thỏ con sau khi chúng được sinh ra. Tuy nhiên, bạn phải có cung cấp cho chúng một chế độ ăn uống và điều kiện ổ nằm phù hợp để chúng có thể tự đẻ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
5. Cách chuẩn bị ổ cho Thỏ đẻ
Thỏ mang thai cần được chăm sóc và chú ý tốt trong suốt thời kỳ mang thai. Chăm sóc tốt sẽ đảm bảo rằng Thỏ cái sẽ đẻ ra một lứa khỏe mạnh. Nó cũng sẽ đảm bảo rằng chúng có thể duy trì tình trạng sức khỏe tốt để nuôi con cho đến khi Thỏ con cai sữa. Tuy nhiên, một tạo một không gian thoải mái cho thỏ mẹ và thỏ con sau sinh cũng sẽ giúp chúng rất nhiều.
Thỏ cái có thể đẻ rất nhiều trong một lần, vậy nên chúng rất cần một không gian rộng rãi. Bạn cần phải chuẩn bị cho chúng một ổ đủ ấm và có diện tích thoải mái. Như vậy thỏ mẹ và những chú thỏ con mới đủ chỗ để di chuyển, vận động. Đặc biệt là ổ của chúng phải đặt chỗ kín đáo, ít ánh sáng và ít tiếng ồn để tránh thỏ bị sợ hãi, căng thẳng.
Để xây một cái ổ an toàn cho những chú thỏ con mới sinh, bạn có thể lấy một chiếc hộp nhỏ làm bằng gỗ hoặc bìa các-tông. Sau đó đặt một chiếc khăn hoặc vải ấm. Tiếp theo, đặt nhiều cỏ khô vào. Thỏ của bạn có thể sẽ sử dụng những vật liệu này và lông của chính chúng để sắp xếp tổ cho con của mình. Lông của Thỏ mẹ rất hữu ích để giữ ấm cho Thỏ con và nó cũng có mùi hương của mẹ chúng, điều này giúp Thỏ con cảm thấy an toàn hơn.
6. Chăm sóc Thỏ sơ sinh
Thỏ sẽ tự chuẩn bị ổ cho mình, sau khi xong chúng sẽ đẻ con trong vòng 48 giờ. Bạn cũng có thể quan sát thấy thỏ mẹ chán ăn. Điều này là hoàn toàn bình thường, chỉ cần đảm bảo rằng nó uống nhiều nước và có đủ các vật liệu cần thiết để xây tổ.
Hãy tránh đi để thỏ tự sinh con, sau khoảng vài giờ bạn có thể quay lại kiểm tra tình hình. Đừng chạm vào thỏ sơ sinh, vì chúng đang cực kỳ yếu ớt chưa thể tiếp xúc được với những đụng chạm từ con người. Các yếu tố chính để chăm sóc thỏ con là một chiếc ổn thoải mái và chế độ ăn uống. Đặc biệt, nếu có thể hãy đưa chúng đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên với bác sĩ thú y.
7. Nên cho Thỏ con ăn như thế nào?
Đặc biệt, thỏ sơ sinh sẽ bú sữa mẹ, nhưng nếu rơi vào tình huống thỏ mẹ từ chối cho một trong hai chú thỏ con bú thì bạn cần cho chúng chúng bình thay thế. Tuy nhiên, một số lưu ý cho bạn khi thực hiện điều trên:
- Chọn loại sữa phù hợp: tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thú ý vì nhiều loại sữa có thể gây hại với thỏ con
- Chọn lọ để bỏ sữa: Các loại lọ có đầu ống nhỏ
- Cho thỏ con ăn: Bạn phải cho chúng ăn hai lần một ngày
Thỏ cũng giống như các loài động vật có vú khác, chế độ ăn ban đầu của chúng là sữa mẹ, và điều này sẽ duy trì cho cho đến khi được 6 đến 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, sau 2 đến 3 tuần, thì chúng cũng sẽ bắt đầu gặm thức ăn rắn như cỏ khô và vẫn uống sữa mẹ. Khi chúng được 3-4 tuần tuổi, chúng bắt đầu ăn thức ăn đặc giống như mẹ chúng nhưng cũng sẽ tiếp tục uống sữa của mẹ trong vài tuần nữa.
Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin và kiến thức về quá trình sinh sản ở thỏ, đồng thời cũng giúp bạn giải đáp thắc mắc “ thỏ đẻ trứng hay đẻ con”. Hy vọng bạn có thể tham khảo bài viết và mong rằng những chú thỏ nhà bạn luôn khỏe mạnh.
Xem thêm: Dấu hiệu thỏ mang thai, làm thế nào để chăm sóc cho thỏ khi nó đang có chửa?