Một chú chó có thể làm được nhiều việc hơn bạn tưởng nếu được nuôi dạy và huấn luyện đúng cách. Một trong số đó chính là khả năng bảo vệ chủ nuôi hoặc tài sản khỏi các tình huống nguy hiểm. Trong bài viết sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn một số cách huấn luyện chó bảo vệ chủ dễ nắm bắt và hiệu quả nhất.
Hiểu đúng về chó bảo vệ chủ và chó tấn công
Chó bảo vệ chủ sẽ tấn công kẻ đang uy hiếp đến sự an toàn của chủ nuôi? Đây là một định nghĩa hoàn toàn sai nhé!
Hiểu đơn giản, chó bảo vệ chủ sẽ được huấn luyện ở trạng thái phòng thủ. Điều đó đồng nghĩa với việc chú chó của bạn không tấn công kẻ xấu, mà nó sẽ có nhiệm vụ canh gác và báo động khi có mối nguy hiểm đang rình rập hoặc xâm nhập vào vùng an toàn của gia chủ.
Tóm lại chó bảo vệ chủ có 2 nhiệm vụ: canh gác và báo động.
Chó tấn công (chó cảnh sát, chó nghiệp vụ) đa phần là những chú chó phục vụ trong công tác điều tra tội phạm. Chúng được các cơ quan chuyên môn trực tiếp huấn luyện bài bản. Do đó chó tấn công sở hữu những kỹ năng chiến đấu vượt trội và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người và động vật khác nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Những điều cần biết trước khi áp dụng cách huấn luyện chó bảo vệ chủ
Trước khi tìm hiểu các cách huấn luyện chó bảo vệ chủ, chúng ta cần nắm những thông tin sau:
Huấn luyện khi chó còn thơ
Hãy huấn luyện khi chó còn bé (từ 3 – 12 tuần tuổi). Lúc này khả năng học hỏi của chúng rất tốt nhưng ngược lại, tính cảnh giác còn khá thấp. Do đó bạn có thể dễ dàng điều khiển và dẫn dắt chúng đi vào khuôn khổ từ những điều cơ bản nhất như đi vệ sinh đúng chỗ, ăn cơm đúng giờ,… dần dần mới nâng lên thành chó bảo vệ được.
Đặc biệt, với những chú chó nhỏ thì bạn sẽ là người chủ đầu tiên, do đó nó sẽ đặt toàn bộ lòng trung thành và tin tưởng lên bạn. Nhờ đó có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ gia đình, khiến bé ngoan ngoãn nghe lời. Như vậy quá trình dạy dỗ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Chọn giống chó thích hợp
Có một điều cần làm rõ, đó là không phải giống chó nào cũng có thể huấn luyện bảo vệ chủ được. Thông thường những chú chó giữ nhà cần có trí nhớ và độ thông minh cao để dễ dàng học hỏi và ứng phó trong những tình huống nguy cấp.
Bên cạnh đó, những bé chó có kích thước trung bình trở lên sẽ có khả năng cảnh giác, báo động và khiến kẻ xấu sợ hãi tốt hơn so với những bé chó cảnh thiện lành và nhỏ nhắn.
Một số giống chó thích hợp để bảo vệ chủ điển hình là:
- Doberman Pinscher
- Chó Bullmastiff
- Rottweiler
- Shar-Pei
- Kuvasz
- Giant Schnauzer
- Becgie
- Akita
- German Shepherd
- Chow Chow
- Giant Schnauzer
- Staffordshire Bull Terrier
- Komondor
- Chó chăn cừu Malinois
- Pug (chó mặt xệ)
Với kích thước to lớn có phần hung dữ, sự nhạy bén đỉnh cao cùng tính chiếm hữu lãnh thổ không giống nào bì lại nhưng vô cùng trung thành, những chú chó này cực kỳ thích hợp để huấn luyện. Đây sẽ là những vệ sĩ đáng tin cậy giúp bảo vệ ngôi nhà và sự an toàn của bạn khỏi những “vị khách không mời”.

Cách huấn luyện chó bảo vệ chủ
Khi huấn luyện chó bảo vệ chủ, có 2 điểm cần lưu ý, đó là hiệu lệnh bắt đầu và hiệu lệnh kết thúc. Các hiệu lệnh này phải được thực hiện theo đúng kỹ thuật và lặp đi lặp lại liên tục đến khi chó của bạn nhớ kỹ. Lúc đó, hiệu lệnh của bạn sẽ trở thành một phản xạ tự nhiên của chú chó.
Huấn luyện chó các mệnh lệnh cơ bản
Cách huấn luyện chó bảo vệ chủ đầu tiên là phải dạy chúng nắm được các hiệu lệnh cơ bản. Điển hình nhất là “ngồi”, “đứng yên”, “bắt tay”, “nằm xuống”, “đi”, “chạy”,…
Chỉ khi nào chú chó thành thục những kỹ năng này thì mới tiếng hành học các kỹ năng bảo vệ nâng cao hơn được.
Huấn luyện sủa báo động
Sủa báo động là kỹ năng bắt buộc phải có của một chú chó bảo vệ. Bạn phải huấn luyện để chú chó sủa theo hiệu lệnh và ngừng sủa khi được yêu cầu. Cách huấn luyện chó bảo vệ chủ sủa như sau:
Đầu tiên chọn hai từ ngữ ngắn gọn để làm hiệu lệnh bắt đầu và kết thúc. Từ bắt đầu có thể là “sủa”, “kêu”, “nói”,… Từ kết thúc nên là “ngưng”, “dừng”, “ngừng”,…
Dạy chó hiệu lệnh sủa:
- Hãy đợi đến khi tới giờ ăn của chó hoặc dùng bánh thưởng để nhử nhưng không cho nó ăn. Ngay lập tức chú chó sẽ thiếu kiên nhẫn và sủa. Trong khi chó sủa bạn hô to “sủa” nếu chú chó vẫn tiếp tục sủa thì hãy cho nó ăn và khen ngợi.
- Cứ như vậy bất cứ khi nào chó nhà bạn đang sủa thì hãy chèn hiệu lệnh “sủa” vào. Và khen ngợi bằng lời, vuốt ve cùng bánh thưởng nếu chúng làm tốt. Cứ như thế đến khi nó hình thành thói quen chỉ cần nghe “sủa” là sủa mà không cần bánh thưởng là được.
Dạy chó hiệu lệnh ngưng sủa:
- Để thực hiện, bạn xích chú chó lại một góc, nhờ một người lạ che mặt, đeo khẩu trang đến gần bạn. Lúc này theo bản năng chó sẽ rít hoặc sủa kèm theo hành động đứng dậy muốn phá dây chạy đến chỗ bạn.
- Sau đó bạn chạy lại gần chú chó, ra hiệu “ngồi” kèm theo câu lệnh “ngưng”.
- Nếu chó ngưng sủa bạn hãy vuốt ve và đừng quên khen thưởng bằng món ăn vặt yêu thích của nó. Ngược lại nếu chó vẫn tiếp tục sủa thì đừng thưởng và hãy chờ nó đến khi nó im lặng và thử lại.
- Lặp lại hành động này nhiều lần ở nhiều khu vực khác nhau đến khi chỉ cần một câu “ngưng” mà chó không sủa nữa thì bạn đã thành công rồi đấy.
Huấn luyện chó bảo vệ mục tiêu
Sau khi chú chó đã thành thục kỹ năng sủa và ngưng sủa, bạn hãy chuyển sang dạy bé cách bảo vệ mục tiêu.
Huấn luyện chó bảo vệ tài sản:
- Chọn mệnh lệnh ngắn gọn điển hình như “giữ”, “canh giữ”, “giữ lấy”.
- Xích chó vào một nơi cố định, để bên cạnh nó một món đồ của bạn. Sau đó ngồi bên cạnh và liên tục chỉ tay vào món đồ kèm câu lệnh “canh giữ”.
- Kế đến bạn đi ra khỏi vị trí của chú chó một khoảng đủ xa nhưng vẫn để chó nghe thấy tiếng của bạn.
- Sau đó nhờ một người che mặt, đeo khẩu trang đi lại gần và với tay lấy đồ vật. Ngay lập tức bạn chỉ tay vào món đồ kèm theo câu lệnh “canh giữ”. Sau đó nếu chó đứng lên sủa và thủ thế thì người lạ bỏ chạy.
- Sau khi người lạ đi hãy thưởng và cho chó món ăn vặt yêu thích của chúng để chúng nhận ra mình làm đúng và sẽ tạo thành thói quen.
- Thường xuyên tập luyện mỗi ngày đến khi thấy người lạ đi ngang chó tự đứng lên sủa và thủ thế bảo vệ đồ vật thì bạn đã thành công rồi đấy.
Những lưu ý khi áp dụng cách huấn luyện chó bảo vệ chủ
Để các cách huấn luyện chó bảo vệ chủ mang lại hiệu quả cao nhất, hãy lưu ý những điều sau:
- Kiên trì và thường xuyên ôn bài để chú chó có thể nhớ và áp dụng một cách tự nhiên những gì được dạy đến khi điều đó trở thành phản xạ.
- Tuy nhiên không nên bắt ép bé luyện tập theo kiểu lên lịch sẵn. Thay vào đó bạn hãy tranh thủ dạy bé trong những tình huống cụ thể tình cờ xảy ra trong cuộc sống.
- Hãy để bé nghỉ ngơi, học quá mức sẽ khiến chú chó của bạn kiệt sức và cáu bẩn.
- Hãy thật nghiêm khắc trong quá trình huấn luyện. Nếu làm tốt thì khen ngợi hết mình, vuốt ve âu yếm và thưởng món ăn yêu thích. Nếu làm sai hãy tỏ thái độ cứng rắn, khó chịu, có thể dùng từ “im” để chú chó biết mình làm sai.
- Đặc biệt không nên dùng các từ “câm”, “nín”, “ngậm miệng” hoặc những từ ngữ tương tự vì chúng rất khiếm nhã và mang ý nghĩa tiêu cực.
Hy vọng những cách huấn luyện chó bảo vệ chủ trong bài viết trên hữu ích đối với bạn. Thực chất việc huấn luyện một chú chó rất khó và mất nhiều thời gian, do đó chủ nuôi hãy kiên nhẫn nhé. Chúc bạn sớm thành công!